Các khó khăn của người lớn tuổi và người bị tật nguyền khi đi máy bay

Vào tháng tám vừa qua tại phi trường Arlanda, Stockholm( Thụy điển) một bà cụ 78 tuổi sau khi đăng ký vé máy bay đã hiểu lầm các điều hướng dẫn của nhân viên phi trường nên đã nằm dài trên thảm chuyển hành lý để ra máy bay. Rất may bà cụ đã được các nhân viên tại trung tâm lọc lưa hành lý cứu kịp vàđưa ra máy bay an toàn. Sự cố này cho thấy quả thật các hành khách lớn tuổi gặp nhiều khó khăn tại các phi trường rộng lớn. 

Thật vậy tại một số thành phố như Miami, Paris CDG, Madrid đôi khi muốn đi từ đẩu này tới đẩu kia của phi trường phải mất tới nửa tiếng đồng hồ. Hơn nữa các bảng chỉ dẫn nhiều khi không đươc rõ ràng. Các người lớn tuổi---nhất là khi mang theo nhiều hành lý lỉnh kỉnh---mất nhiều thì giờ hơn để  tới đươc cửa lên máy bay. Vì vậy, một số các cụ đã bị lỡ chuyến bay, nhất là khi thời gian chuyển máy bay quá ngắn. Đây là chưa nói tới rắc rối với nhân viên an ninh khi trên người các cụ có gắn những thiết bị kim loại (ởđầu gối, ở hông…) mà lại không có mang theo giấy chứng nhận của bác sĩ.  Khi lên đươc máy bay thì sự di chuyển lại khó khăn vì lối đi chật hẹp và các ghế ngổi thì nhỏ mà lại xắp quá gẩn. Điều này gây  trở ngại không ít cho các cụ  phải đi tiểu nhiều hay không thể ngồi bất động đươc lâu…

Nói chung , với sự gia tăng của lượng hành khách lớn tuổi, các hãng hàng không  và các phi trường  cũng đã quan tâm vể các vấn để nêu trên và trong mấy năm qua nhiều cố gắng cải tiến đã đươc thực hiện. Chẳng hạn như hãng Boeing đã ý thức đươc là họ cần phải thích nghi với tuổi già của hành khách. Đại diện hãng Boeing nói “Nếu chúng ta không làm gì ngay từ bây giờ thì trong tương lai hơn phân nửa dân số sẽ chẵng có thể di chuyển tới đâu được” Vì vậy các chuyên viên hãng này đã bắt tay vào việc thực hiện những loại máy bay cho tương lai. 

Cũng giống như trong kỹ nghệ xe hơi, cácchuyên gia này tự đặt mình vào hoàn cảnh các hành khách lớn tuổi: họ đeo kiếng đặc biệt  làm cho thị giác kém đi như của người già,  họ mặc những bộ đồ đặc chế làm cho họ bị trở ngại trong các động tác , trong sự di chuyển và cảm nhận thấy các vấn để do viêm khớp gây ra. Trong máy bay, họ sẽ lập lại các hoạt động của hành khách  như tìm chỗ ngối, xắp hành lý, điểu chỉnh nút thông gió hay vào  phòng vệ sinh với mục đích phát hiện những khó khăn thật sự của người lớn tuổi để mà tìm cách khắc phục.

Tại Hoa kỳ, từ khoảng hai năm nay, các phi trường đã bắt đẩu trang bị nhiểu xe lăn. Theo báo cáo của phi trường La Guardia (New York) “đôi khi chúng tôi phải cung  cấp tới  ba chục xe lăn cho một chuyến bay ba trăm người”. Lý do là vì các xe lăn ,không những chỉ dành cho các người không đi lại đươc mà cả cho các người già gặp khó khăn khi phải đi những đoạn đường dài. Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng, tại một số phi trường (Newark, Cleveland, Houston) hãng máy bay Continental đã đề nghị là từ nay nên dùng loại xe nhỏ chạy điện có thể chở một lúc nhiều người. Dịch vụ trên máy bay cũng bắt đẩu cải tiến.

Nhiều hãng máy bay có trang bị máy cấp cứu oxygen trên phi cơ và cho phép chó đã đươc huấn luyện để giúp chủ  đươc nẳm dưới chân người này.  Nhiều hãng khác không ngăn cản việc mang lên máy bay ghế lăn cá nhân, dụng cụ để  tựa khi di chuyền và các thiết bị trợ giúp khác.

Nên ghi nhận là tại Pháp, hãng AirFrance đã cung cấp từ tháng sáu năm 2001, một thẻ Saphir và một số điện thoại liên lạc, cho tất cả các hảnh khách tật nguyền hoặc bị giới hạn trong sự di chuyển. Thẻ này có giá trị trên khoảng hai chục quốc gia, hành khách chỉ  việc gọi số liên lạc để nhận những dịch vụ chuyên biệt kể từ khi giữ chổ máy bay cho tới khi tới nơi.

Ngoài ra vào đầu năm nay, Pháp có ra một cuốn sách hướng dẫn đơn giản và  thực dụng dành  cho các hành khách bị bệnh tiểu đường và phải chích insuline.Cuốn sách này tựa đề “ Diabète et voyage” có trên mạng.

Vài điều người lớn tuổi đi máy bay nên biết

Nhiều vị cao niên thích “chu du sơn thuỷ" ,đi khắp đó đây ,đề hưởng tuổi già…Chúng tôi hết sức hoan nghênh!.. nhưng có điều là các cụ nên tránh đừng để những sự cố sức khoẻ--nhiểu khi chẳng nghiêm trọng gì---xẩy ra trên những chuyến bay đường dài ( lâu hơn 8 tiếng),  đặc biệt là các cụ có các bệnh tim , phổi hoặc huyết mạch.

Tạp chí The Lancet đưa ra những khuyến cáo sau đây, không phải là muốn làm các vị cao niên hoang mang và tránh không đi máy bay, mà chỉ với mục đích đơn giản là muốn mọi người ý thức đươc một vài điều nguy hiểm có thề xẩy ra cho một số người yếu đuối hơn những người khác.

Thật vậy, tuổi tác của  các hành khách đi máy bay có khuynh hướng tăng, đồng thời các chuyến bay cũng kéo dài hơn nhờ vào các loại máy bay tân kỳ như Airbus Ạ50 hay Boeing 777LR có thể bay một mạch đươc cả hai chục tiếng. Tác dụng kết hợp cũa hai khuynh hướng trên dẫn đến việc cần thiết phải có một số biện pháp dự phòng.

Các bác sỉ Danielle Silverman và Mark Gendreau (Hoa kỳ)  đồng tác giả bài viết trên tạp chí The Lancet nhấn mạnh là “ các sư cố y tế xẩy ra trên các chuyến bay ngày mỗi nhiều hơn vì con số những hành khách  có sẵn bệnh tật ngày mỗi tăng”

Trong bối cảnh đó, các vị cao niên--nhất là những vị trên 70 tuổi—khi đi những chuyến bay đường trường (lâu hơn  8 tiếng ), cần phải cẩn thận vì  có thể không chịu nổi áp suất không khí bên trong máy bay, đặc biệt là đối với các cụ bị bệnh tim, phổi và huyết mạch.

Ngoài ra, vì sự bành trướng của các khí trong cơ thể do áp lực (+30%) trong máy bay nên các hành khách có thể bị chuột rút (vọp bể) hay bị đau quanh vùng tai. Hơn nữa, những người nào mới giải phẫu (tim hay phổi) phải chờ hai tuẩn sau mới đi máy bay được.

Cũng theo bài viết này, các chuyến bay đường trường gia tăng gấp bốn các nguy cơ bịị bệnh huyết khối tắc mạch trong tĩnh mạch (thrombo-embolies veineuses) [ dù là ngồi ở hạng ghế nào ] và bệnh này càng nghiêm trọng thêm  khi cơ thể bị mất nước [vì vậy nên uống nuớc và tránh uống rượu, cà-fê]  và khi ngổi bất động [ các hành khách ngổi gẩn cửa sổ phải cẩn thận]. Nên mang bí tất tạo sức nén ( bas de compression- compression socks) và cũng đừng ngần ngại đi lại trên hành lang máy bay.

Bas de compression

Cũng nên ghi nhận là nói một cách tống quát, sự lệch múi giờ (jetlag), các bức xạ vũ trụ và không khí kém phẩm chất  do khí nhiên liệu thâm nhập vào trong khoang máy bay cũng có thể ảnh hưởng lên sức khoẻ của các hành khách.

Tuy nhiên chúng ta nên ghi nhận là hiện nay nhiểu máy có trang bị đầy đủ  những thiết bị y khoa cấp cứu và  các phi hành đoàn đểu được huấn luyện đặc biệt  để đối phó với những vấn để sức khỏe có thể xẩy ra trên máy bay. Hơn nữa nhiểu máy bay còn trang bị  cả máy khử rung (défibrillateur- defibrillator)

Seniors en avion : quelques précautions à prendre… -Senioractu- 03/2009

Chia sẻ lên Google Plus

Về hop

Là người yêu du lịch, thích đọc sách, kinh doanh và tìm hiểu về Marketing. Bạn có thể kết nối với Google+ của mình tại đây https://plus.google.com/+TrongHopCao.
    Blogger Comment

0 Nhận xét:

Post a Comment